Dụng cụ :
Bình thủy tinh
Đá, sỏi.
Than hoạt tính ( để lọc nước và ngăn ngừa sự phát triển của nấm )
Giá thể trồng cây.
Cây trồng, nên chọn những loại cây ít phát triển để khi lớn không qua khỏi bình.
Rêu, các loại sỏi mà, tiểu cảnh mini nhỏ như vỏ sò, con vật nhỏ... để tăng thêm sự sinh động cho tiểu cảnh
Bước 1 : Chuẩn bị
Rửa sạch bình thủy tinh và đổ các lớp theo thứ tự : Đá sỏi ( dày 2.5cm), than hoạt tính ( 1.5cm), giá thể trồng cây ( 3-5cm) tùy theo loại cây.
Thứ tự các thành phần của terrarium |
Thêm lớp sỏi đầu tiên vào bình thủy tinh |
Than hoạt tính |
Giá thể trồng cây |
Cắt tỉa bớt rễ và đất chuẩn bị cho vào chậu |
Sắp đặt cây vào chậu |
Bước 2 : Trồng cây
Sau khi lấy cây ra khỏi bầu, rủ bỏ bớt lớp đất, bỏ vào chậu, lưu ý là không nên trồng quá nhiều cây sẽ không đẹp và có không gian cho cây phát triển. Sau đó bỏ lớp rêu lên mặt. Và cuối cùng là trang trí một số tiểu cảnh.
Một số loại cây trồng trong lọ thủy tinh terrarium :
1. Dương sỉ
2. Xương rồng các loại
3. Cây không khí
4. Sen đá
5. Lưỡi mèo
6.Chuỗi ngọc
7. Cây khôi tía
8. Violet châu phi
9. Thu hải đường
10. Tóc thần vệ nữ.
Một số lưu ý khi trồng cây trong lọ thủy tinh :
1. Đối với bình hở thì nên chọn những loại cây cùng điều kiện khí hậu và lượng nước giống nhau : Như sen đá và xương rồng nên trồng chung với nhau kết hợp với sỏi trắng tạo nên tiểu cảnh terarium kiểu sa mạc. Còn đối với cây không khí thì không cần đất vẫn sống. Nếu kết hợp với cây không khí cùng với những cành cây khô và tiểu cảnh nhỏ cũng tạo nên tác phẩm đẹp.
2. Đối với bình kín tưởng khó trồng nhưng rất dễ chăm sóc hơn bình hở. Nên chọn những loại cây kiểng lá, có kích thước nhỏ, ít phát triển sẽ thích hợp cho môi trường này.
3. Việc chăm sóc cũng khác với những loại cây khác với những loại cây ngoài trời. Cây không cần tưới nước trực tiếp, sáng chỉ cần dùng bình xịt phun sương tưới một lần.
Chúc bạn có được một tiểu cảnh terrarium đẹp cho riêng mình !
Nguồn : Chunghoangan.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét