Trong khi ở
nhiều nước có đạo luật hoặc đưa ra các tiêu chí xanh cụ thể cho các công trình
xây dựng và bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện, thì ở Việt Nam mặc dù đã có các
quy chuẩn về tiêu chí công trình xanh nhưng chỉ mang tính khuyến khích thực hiện.
Áp lực gia
tăng dân số thành thị
“Chúng tôi
đã đo lường và nhận thấy mức tiết kiệm năng lượng tại các tòa nhà ở Đan Mạch đã
đạt được 50%. Đó là nhờ việc áp dụng quy định bắt buộc áp dụng về sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong công trình và chúng tôi hướng đến năm 2020 sẽ giảm xuống
còn 0%”, ông Greges Reimann nói.
“Đây không
phải việc làm dễ dàng nhưng là mục tiêu mà các quốc gia cần hướng đến trong
tương lai…”, ông Greges Reimann nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ
Xây dựng Đỗ Đức Duy chia sẻ, tại Việt Nam, vấn đề về xây dựng công trình xanh
đã được tiếp cận từ năm 2007 và cho đến nay có khoảng trên 60 công trình được
chứng nhận.
Tuy nhiên, số
lượng này còn hạn chế so với số lượng công trình hiện nay và những công trình
này chủ yếu là công trình cao cấp.
Nguyên nhân
sự phát triển công trình xanh ở Việt Nam còn chậm là do sự hiểu sai về chi phí
xây dựng khi thực hiện, vì cho rằng có thể làm tăng chi phí thêm 20 - 30%.
Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế thì chi phí gia tăng khi thực hiện công
trình xanh chỉ dao động từ 1% – 5% tổng chi phí đầu tư.
Riêng tại Việt
Nam, qua khảo sát chi phí gia tăng trung bình là 1,8% - 2%. Đó là các chi phí
gia tăng bao như thiết kế, nghiên cứu chuyên sâu, chi phí tư vấn chứng nhận
công trình xanh, chi phí cho thiết bị, vật liệu phù hợp với yêu cầu công trình
xanh.
Cũng theo Thứ
trưởng Duy, Việt Nam là một trong năm quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới
về biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1%
GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Do đó, việc
phát triển các dự án bất động sản theo xu hướng xanh sẽ là bài toán tối ưu cho
vấn đề môi trường hiện nay.
Thực tế cho
thấy, năng lượng tiêu thụ của các hộ gia đình chiếm tới 37% năng lượng tiêu thụ
của quốc gia. Trong đó phần lớn rơi vào các hộ gia đình khu vực thành thị.
Dự báo đến năm
2020 dân số thành thị của Việt Nam sẽ đạt khoảng 36 đến 38 triệu người, chiếm
khoảng 38 – 40% dân số cả nước. Như vậy, nhu cầu nhà ở rất lớn với khoảng 5,1
triệu căn.
Trong nỗ lực
tái cấu trúc thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia, Bộ Xây dựng đã xác định ưu tiên phát triển nhà ở thuộc phân
khúc giá thấp và trung bình là phân khúc sản phầm phù hợp với nhu cầu và khả
năng chi trả của đại đa số người mua.
Trong khi
đó, nhà ở phân khúc giá thấp và trung bình lâu nay vẫn bị xem là “tổn hại môi
trường” do chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận chủ đầu tư không cao nên khó đáp ứng
yêu cầu về công trình xanh.
Đòi hỏi “đạo
đức” từ nhà đầu tư
Ông Đặng
Thành Long, Tổng giám đốc Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), cho rằng, bộ
khung chuẩn được xây dựng để đánh giá một công trình dựa trên lượng tiêu thụ
năng lượng như điện, nước… Chắc chắn chi phí đầu tư ban đầu có tăng nhưng không
cao, quan trọng là chi phí vận hành về lâu dài.
Chủ tịch Hiệp
hội Bất động sản Nguyễn Trần Nam bổ sung thêm, đòi hỏi một công trình nhà ở giá
thấp và trung bình đáp ứng các tiêu chí công trình xanh là một bài toán khó.
“Chúng ta phải
nhìn từ thực tế, một công trình xanh sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi vận hành
và điều này thể hiện rõ nhất trên hóa đơn tiền điện của mỗi hộ gia đình trong
tòa nhà. Nhưng nếu làm tăng chi phí của chủ đầu tư thì họ sẽ không làm. Chủ đầu
tư xây dựng, bán nhà xong là hết trách nhiệm nên cái này phải đòi hỏi đạo đức từ
các chủ đầu tư”, ông Nam lưu ý.
Từ góc độ
nhà đầu tư, ông Trần Như Trung - Phó tổng giám đốc Capital House chia sẻ, lợi
nhuận mà các nhà đầu tư như chúng tôi thu được từ các dự án nhà ở xã hội rất thấp
nên thường không cho phép “mạo hiểm” để đáp ứng đầy đủ tiêu chí công trình
xanh.
Lợi ích của
vòng đời dự án công trình xanh thì chỉ khách hàng là người sử dụng được hưởng
còn nhà đầu tư phải bỏ thêm chi phí ngay lập tức từ đầu.
Đây chính là
bài toán khó đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư vào dự án nhà ở
xã hội. Chỉ những nhà đầu tư nào dám bớt đi phần lợi nhuận của mình mới đáp ứng
tiêu chí công trình xanh.
Lấy ví dự từ
các dự án của Capital House, ông Trung cho biết, như 2 dự án nhà ở xã hội
EcoHome 1 làm tăng 3,7 tỷ đồng đầu tư khi làm thêm hệ thống pin mặt trời, kéo
theo việc tăng chi phí đối với mỗi căn hộ là 3,98 triệu đồng.
Dự án
EcoHome 2 thì làm tăng 8,37 triệu đồng/căn hộ khi đầu tư hệ thống pin năng lượng
mặt trời.
Còn dự án
thương mại Ecolife Capitol thì chi phí đầu tư cho công trình xanh đã làm tăng
thêm giá trị đầu tư tính trên mỗi căn hộ trong dự án là hơn 100 triệu đồng.
Bài toán cân
bằng lợi ích
Bà Vũ Thị
Kim Thoa, Trưởng đoàn Tư vấn của Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam lại
cho biết, công trình xanh có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết
kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. Lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh
là giảm chi phí vận hành, trong khi chi phí vận hành chiếm hơn 80% chi phí đầu
tư”.
“Các chủ đầu
tư phải nhận ra rằng đầu tư công trình xanh sẽ làm làm gia tăng giá trị tài sản,
mức hoàn vốn nhanh chóng. Công trình xanh còn thu hút nhiều khách hàng, đẩy
nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm...”, bà Thoa nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp
hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, Việt Nam chưa hình thành
quy định bắt buộc các công trình xây dựng phải đáp ứng tiêu chí xanh, do đó khó
đòi hỏi sự tuân thủ.
Gần 60 công
trình được chứng nhận xanh hiện nay chủ yếu là do các chủ đầu tư thực hiện nhằm
phục vụ quảng bá thương hiệu và những công trình mà chủ đầu tư sẽ trực tiếp vận
hành trong vòng đời dự án.
Còn những dự
án xây lên, bán xong, hết bảo hành là hết trách nhiệm khó đòi hỏi sự tuân thủ
quy chuẩn công trình xanh. Chủ đầu tư thường tận dụng tối đa diện tích để xây
bán thu lợi nhuận.
“Bài toán đặt
ra là phải cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư với người sử dụng tại các dự án”,
ông Nam chỉ ra.
Ông Nguyễn
Trần Nam còn đưa ra phép tính, hiện nay mỗi năm Việt Nam có thêm 100 triệu m2
nhà ở mà trung bình 1m2 nhà ở tiêu thụ điện khoảng 120kwh/năm sẽ cho ra một con
số tiêu hao năng lượng rất lớn. Đó là chưa tính đến 1,5 tỷ m2 nhà ở đã có hiện
nay.
Nếu chúng ta
áp dụng tốt các tiêu chí công trình xanh như nhiều quốc gia để mức tiêu thụ điện
của 1m2 nhà ở chỉ còn 60kwh/năm là một sự tiết kiệm khổng lồ.
“Ngay sau
ngày hôm nay chúng tôi sẽ soạn thảo ngay bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ
về việc áp dựng các quy định bắt buộc về công trình xây dựng xanh”, ông Nam cho
biết.
Ngoài ra, cần
có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư bất động sản để khuyến khích họ đầu tư công
trình xanh mà không lo lắng bị thiệt hại do tăng chi phí đầu tư./.
Nguồn : Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét